Phục quốc Lịch sử Do Thái

Theodor Herzl (1860-1904) được coi là người sáng lập Chủ nghĩa Sion hiện đại. Trong cuốn sách Der Judenstaat vào năm 1896, ông đã hình dung ra việc thành lập một nhà nước Do Thái độc lập tương lai trong thế kỷ 20.

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, từ Do Thái và theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vua nổi tiếng của Vương quốc PhổFriedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái[42]. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các trường học, giáo đường và nhà nguyện của họ[43]. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với theo đạo Do Thái. Israel là quốc gia duy nhất nơi mà người Do Thái chiếm đa số. Nhà nước Israel hiện đại được thành lập như một nhà nước Do Thái và tự định nghĩa bản sắc của nó trong bản Tuyên bố Độc lập và Luật Cơ bản. Luật về Sự trở lại của quốc gia Israel trao quyền công dân cho bất kỳ người Do Thái nào yêu cầu quốc tịch Israel.[44].

Những làn sóng di cư của người Do Thái đến Hoa Kỳ và những quốc gia khác vào cuối thế kỷ XIX, và sự ra đời của Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và các sự kiện tiếp theo sau đó, bao gồm các cuộc tàn sát người Do Thái ở Nga, những vụ thảm sát người Do Thái Châu Âu trong nạn diệt chủng người Do thái Holocaust, và sự hồi sinh của nhà nước Israel, cuộc di dân Do Thái sau đó từ các vùng đất của các quốc gia Ả Rập, tất cả đều dẫn đến những thay đổi đáng kể tác động đến các trung tâm dân cư tập trung nhiều người Do Thái trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ XX[45]. Thành phần di truyền của các nhóm người Do Thái khác nhau cho thấy người Do Thái có chung một cụm gien di truyền từ 4.000 năm nay, đó là một dấu hiệu về nguồn gốc tổ tiên chung của họ. Mặc dù các nhóm người Do Thái sinh sống tách biệt nhau lâu dài, các cộng đồng Do Thái vẫn duy trì các đặc điểm chung trong văn hoá, truyền thống và ngôn ngữ[46].

Lịch sử hiện đại của người Do Thái gắn với chủ nghĩa quốc Do Thái (chủ nghĩa Xi-ôn hay chủ nghĩa Xi-ôn-nít[47]) là một hình thức của chủ nghĩa dân tộc của người Do Thái và văn hóa Do Thái ủng hộ một nhà nước quốc gia Do Thái trong lãnh thổ được xác định là vùng đất Israel. Chủ nghĩa Zion ủng hộ người Do Thái phát huy bản sắc Do Thái của họ và chống lại sự đồng hóa người Do Thái vào các xã hội khác và đã ủng hộ việc trở lại của người Do Thái Israel như là cách cho người Do Thái được giải thoát khỏi sự phân biệt đối xử chống người Do Thái, trục xuất và bức hại đã xảy ra trong các xã hội khác. Từ khi thành lập Nhà nước Israel, phong trào phục quốc Do Thái vẫn tiếp tục chủ yếu để ủng hộ sự lấn át lãnh thổ của người Do Thái như là trường hợp đối với Palestine. Các ý kiến phê phán chủ nghĩa Zion được xem như là một phong trào chủ nghĩa bài Do Thái (Chống chủ nghĩa Xê-mít)[48].

Sau gần hai thiên niên kỷ của sự tồn tại của cộng đồng người Do Thái mà không có một nhà nước quốc gia, phong trào phục quốc Do Thái được thành lập vào cuối thế kỷ 19, chủ yếu từ những người Do Thái Ashkenazi đối với chủ nghĩa bài Do Thái ngày một gia tăng ở châu Âu, được minh chứng bằng các vụ Dreyfus ở Pháp và những cuộc tàn sát chống lại người Do Thái ở Đế quốc Nga[49]. Phong trào chính trị được chính thức thành lập bởi ký giả Áo-Hung Theodor Herzl vào năm 1897 sau khi xuất bản cuốn sách có tựa Der Judenstaat.[50], phong trào tìm cách khuyến khích di cư người Do Thái đến các Palestine thuộc Ottoman. Từ lâu, các cộng đồng người Do Thái đã phát triển ở các nước châu Âu, và Hoa Kỳ, nhưng họ không bao giờ để mất bản sắc Do Thái của họ. Cuối thế kỷ XIX do chủ nghĩa bài Do Thái đã dẫn đến phong trào gọi là chủ nghĩa Zion. Phong trào này kêu gọi người Do Thái trở về Palestine vùng xung quanh Jerusalem, được coi là quê hương tinh thần của họ. Lãnh thổ Palestine là một phần của đế quốc Ottoman, trong bốn thế kỷ qua đã được hầu hết các dân tộc người Ả Rập đến định cư (người Palestin). Từ những năm 1930, làn sóng di dân Do Thái tăng lên nhanh chóng khi những người Do Thái chạy trốn khủng bố của Đức quốc xã, gây ra sự xung đột dai dẳng giữa người Ả Rập định cư và người Do Thái nhập cư.

Năm 1939, khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thì Avraham Stern có quan điểm chính chiến tranh mang lại cơ hội để đạt được mục đích dân tộc, và phải bắt tay với phe nào mang lại nhiều lợi ích nhất. Những người ủng hộ Stern thành lập Lehi (gọi là nhóm Stern). Ngay từ đầu, họ đã tin rằng Do Thái là một quốc gia chiến binh, và đề nghị Anh giúp thành lập nhà nước Do Thái ngay lập tức để đổi lấy hỗ trợ. Chính phủ Anh từ chối vì tiềm năng lợi dụng Lehi trong chiến tranh là không lớn. Trước sự từ chối hợp tác, Stern càng khẳng định định đề của mình, coi Anh là kẻ thù và bắt tay với bên nào giúp mình được nhiều nhất. Ông kết nối đàm phán với Đức, Liên XôÝ. Năm 1942, Stern bị tình báo Anh sát hại, đàm phán quốc tế của Lehi liền mất hiệu quả. Các hoạt động chỉ còn bó lại vào việc tấn công đơn lẻ vào đại diện và binh lính Anh bằng hình thức khủng bố. Năm 1944, Lehi hoạt động bên ngoài Palestine. Đến tháng 11, Lehi thực hiện cuộc tấn công lớn nhất, hạ thủ Huân tước Moyne ở Cairo.

Hệ quả là an ninh Anh cùng với Haganah nỗ lực săn tìm loại bỏ hoặc bắt giữ các thành phần chủ chốt của Irgun và Lehi. Năm 1945, Lehi sáp nhập vào Phong trào Kháng chiến Do Thái, tổ chức này cũng nổi tiếng với vụ ám sát nhà hòa giải của Liên Hợp Quốc Bá tước Folke Bernadotte tại Jerusalem ngày 17 tháng 9 năm 1948.[51][52]. Folke Bernadotte bị ám sát ở Jerusalem vào năm 1948 bởi các nhóm dân quân phục quốc Do Thái Lehi trong khi theo đuổi nhiệm vụ. Một thành viên Lehi sau này trở thành Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir, Yitzhak Shamir chính là một lãnh đạo của nhóm bán quân sự Do Thái giáo Lehi. Tháng 5 năm 1948, Lehi giải thể, từ đó khai sinh đảng chính trị Reshimat HaLohmim (Danh sách chiến binh). Đảng này tham gia tranh cử năm 1949 và giành được 1 ghế, nhưng sau đó không còn hoạt động nữa.[53]. Sau này vụ thảm sát Deir Yassin khi khoảng 120 chiến binh của những nhóm bán quân sự Irgun và Lehi thuộc Chủ nghĩa phục quốc Do Thái tấn công vào Deir Yassin, một ngôi làng của người Palestine gần Jerusalem với dân số khoảng 600 người mà phe cánh tả Israel để cáo buộc nhóm Irgun và Lehi đã làm ô danh Israel do việc vi phạm nguyên tắc sự trong sạch của vũ khí của người Do Thái[54].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Do Thái https://books.google.com/books?id=tu02muKUVJ0C&pg=... https://web.archive.org/web/20230409160404/https:/... https://books.google.com/books?id=etTUEorS1zMC&pg=... https://web.archive.org/web/20230210203455/https:/... http://www.al-monitor.com/pulse/originals/2015/06/... https://archive.org/details/legacygenetichis0000os... http://ftp.beitberl.ac.il/~bbsite/misc/ezer_anglit... https://web.archive.org/web/20200401012719/http://... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2000PNAS...97.67... https://doi.org/10.1073%2Fpnas.100115997